Hàng không chưa phải khai thông tin khách trước khi nhập cảnh VN


Theo quy định, từ 1/6, các hãng hàng không nước ngoài bay vào VN phải gửi trước thông tin của hành khách. Thế nhưng, do hệ thống tiếp nhận dữ liệu chưa đồng bộ nên quy định này được đề nghị hoãn thi hành đến ngày 1/12.
Văn bản đồng ý hoãn thi hành nghị định 27 của Chính phủ về xử lý thông tin hành khách trước khi nhập cảnh VN qua đường hàng không vừa được Bộ Công an gửi các đơn vị hải quan, tài chính, giao thông vận tải...
Nghị định 27 của Chính phủ yêu cầu nhà chức trách hàng không phải có hệ thống dữ liệu để tiếp nhận thông tin của các hãng bay, họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch của hành khách... Tuy nhiên, do thời gian quá gấp, việc xây dựng cơ sở dữ liệu lại phức tạp nên chưa thể đáp ứng đúng thời điểm theo quy định. Do vậy, Bộ Công an đề nghị Chính phủ cho phép lùi thời điểm thực hiện việc khai báo thông tin của hành khách, hãng vận chuyển trước khi nhập cảnh vào Việt Nam đến hết ngày 1/12/2011.
Ý kiến của Bộ Công an đưa ra trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng không VN, Bộ Giao thông Vận tải và một số đơn vị có liên quan.
Theo quy định của Chính phủ, từ 1/6, các hãng hàng không quốc tế hoặc cá nhân khai thác bay tư nhân từ nước ngoài vào Việt Nam có trách nhiệm cung cấp trước khi nhập cảnh các thông tin về chuyến bay cũng như chi tiết về hành khách và tổ bay. Các thông tin về hành khách và tổ bay gồm họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, các giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh...
Ngoài ra, các hãng hàng không cũng phải cung cấp trước dữ liệu về chuyến bay như đường bay, số hiệu chuyến bay, tên hãng vận chuyển, cửa khẩu, số lượng hành khách, tổ bay và thời gian xuất nhập cảnh...
Toàn bộ dữ liệu này được gửi cho cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ngay khi hành khách và phi hành đoàn làm thủ tục lên máy bay. Trên cơ sở các dữ liệu cá nhân này, nhà chức trách hàng không Việt Nam đối chiếu thông tin về hành khách, phi hành đoàn để có những cảnh báo các vấn đề liên quan đến an toàn hàng không, an ninh chính trị, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại...
Cục Hàng không Việt Nam nhận định rằng Nghị định 27 này là một bước chuyển mới trong việc quản lý và kiểm soát các vấn đề về an ninh hàng không. Việt Nam hiện chưa có quy định nào về việc các hãng hàng không nước ngoài phải cung cấp thông tin cá nhân hành khách, phi hành đoàn ngay khi làm thủ tục lên máy bay hoặc trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi đó, một số nước trên thế giới đã áp dụng quy chế này với các hãng không nước ngoài bay vào quốc gia của họ.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết một trong những yêu cầu mà nhà chức trách hàng không Mỹ đặt ra cho phía Việt Nam khi bay thẳng vào nước này là việc phải cung cấp dữ liệu liên quan đến các chuyến bay...

Theo vnexpress
Đọc thêm »

Vì sao phải tắt ĐTDĐ trên máy bay?


ĐTDĐ bị nghi là thủ phạm gây ra hầu hết các sự cố điện tử trên máy bay. Tuy vậy, hầu hết sự việc không được xác minh cụ thể, mà chỉ trích dẫn tường thuật của phi công và thành viên đội bay từng trải qua sự cố do nhiễu sóng điện tử.
Theo một nghiên cứu kín mà hãng tin ABC News tiếp cận được, thì có những vấn đề về an toàn trên máy bay liên quan tới ĐTDĐ và thiết bị điện tử cá nhân.
Báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA cho biết đã có 75 sự cố điện tử mà các phi công cũng như thành viên tổ bay tin rằng có liên quan tới điện thoại di động và các thiết bị điện tử. Báo cáo này thống kê các sự cố điện tử trong thời gian từ 2003 tới 2009 dựa trên trả lời khảo sát của 125 hãng hàng không trên toàn cầu.
Thiết bị cá nhân bị nghi ngờ nhiều nhất là ĐTDĐ. Tuy vậy, báo cáo nhấn mạnh đã không xác minh những sự cố có do các thiết bị điện tử cá nhân gây ra, mà chỉ trích dẫn tường thuật của phi công và thành viên đội bay từng trải qua sự cố do nhiễu sóng điện tử.
Ông Dave Carson thuộc hãng Boeing - đồng chủ tịch ủy ban tư vấn liên bang nghiên cứu các vấn đề về nhiễu sóng điện tử do các thiết bị di động - cho rằng các thiết bị điện tử cá nhân phát ra những tín hiệu có thể phá vỡ các bộ cảm biến điện tử rất nhạy cảm trong khu vực hành khách của máy bay, bao gồm các cảm biến của hệ thống trợ giúp hạ cánh (instrument landing system) sử dụng trong thời tiết xấu.
Khi được hỏi liệu sóng điện thoại di động có thực sự mạnh đến mức đó, ông Carson cho rằng “Nó sẽ mạnh đến mức ấy nếu gặp đúng thời gian và địa điểm”.
Để chứng minh điều này, ông Carson đã đưa phóng viên ABC News vào phòng thử nghiệm điện tử của Boeing ở Seattle. Tại đây, các kĩ sư chứng minh các tín hiệu ẩn từ một vài thiết bị di động vượt quá giới hạn mà Boeing cho phép đối với các thiết bị máy bay. BlackBerry hay iPhone đều vượt quá giới hạn đó, nhưng thủ phạm đáng sợ nhất là iPad. Hiện tại vẫn còn nhiều người hoài nghi, bao gồm cả chuyên gia hàng không của ABC News là John Nance.
John Nance nói: “Các phi công, như tôi đây chẳng hạn, nghĩ rằng họ thấy điều gì đó nhưng lại không thể quy những gì mình nhìn thấy vào điều gì cụ thể. Những câu chuyện trên chưa đủ sức chứng minh. Nếu có thể xem xét 32.000 chuyến bay mỗi ngày khắp nước Mỹ có thể sẽ có sức thuyết phục.”
Nance cho rằng có thể có những cách giải thích khác cho những sự cố đó. “Nếu một chiếc máy bay được chế tạo vững chắc và đảm bảo chính xác, về mặt vỏ bọc của những thiết bị điện tử, không thể xảy ra những cản trở như vậy.”
Nhưng những kỹ sư của Boeing lại cho rằng các tín hiệu từ các thiết bị điện tử cá nhân có thể phá vỡ các tần số liên lạc và dẫn đường ở những máy bay cũ không được bảo vệ tốt như máy bay mới. Hơn nữa bất cứ điều gì có thể làm phi công phân tâm trong buồng lái đều được coi là đe dọa an toàn của máy bay.
Trong khi chưa có kết luận cuối cùng về việc các thiết bị điện tử có thực sự gây sự cố cho máy bay hay không, tốt hơn hết chúng ta hãy làm theo yêu cầu của các hãng hàng không: Tắt điện thoại di động trước khi cất cánh.

Theo Itcnews
    Đọc thêm »

    Mẹo tránh ù tai khi máy bay hạ cánh


    Đối với một số người thì đi máy bay là một việc rất hãn hữu, phần vì ít đi bằng phương tiện này, phần vì họ rất sợ tiếng ù khi máy bay hạ cánh.

    Dùng ngón trỏ và ngón cái bịt mũi, mím chặt môi để không ù tai. (Ảnh minh họa)
    Bạn có thể tham khảo một vài hướng dẫn nhỏ dưới đây để tránh bị ù tai khi đi máy bay.

    1. Dùng ngón trỏ và ngón cái bịt mũi, mím chặt môi

    2. Phồng má dồn khí trong khoang miệng về phía hai tai

    3. Uống nước liên tục, từng ngụm nhỏ cho đến khi máy bay dừng lại hẳn trên đường băng.

                                                                                                                              Theo Vzone
    Đọc thêm »

    Hướng dẫn đi máy bay


    Để những thứ tối cần thiết như: hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, tài liệu quan trọng, các vật dụng vệ sinh cá nhân, đơn thuốc và những thứ có giá trị (đồ trang sức hoặc máy ảnh) trong hành lý xách tay của bạn
    Dưới đây là những điều cần biết khi đi máy bay:
    Mặc như thế nào
    • Mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên như bông, len, quần áo jean hoặc bằng da thú. Sợi tổng hợp có thể bị chảy khi gặp nóng.
    • Mặc với khả năng phủ kín da càng nhiều càng tốt.
    • Mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc quần áo quá gò bó.
    • Mang giày thấp gót, giày da hoặc giày vải.
    Hành lý xách tay
    • Kiểm tra kích thước tối đa cũng như số lượng các túi hành lý mang theo mà hãng hàng không cho phép.
    • Để những thứ tối cần thiết như: hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, tài liệu quan trọng, các vật dụng vệ sinh cá nhân, đơn thuốc và những thứ có giá trị (đồ trang sức hoặc máy ảnh) trong hành lý xách tay của bạn.
    • Hãy sắp xếp để các thứ chủ yếu vào hành lý ký gửi và giảm nhẹ cho hành ký xách tay.
    • Hãy tỉnh táo khi đóng gói hành lý ký gửi.
    • Xếp những vật nặng phía dưới trước chỗ ngồi của bạn, không để ở phía trên đầu.
    • Không chồng đống các thứ lên trên hộc phía trên đầu.
    • Đừng lấn chiếm hộc để đồ.
    • Không nhét quá chặt vào trong hộc phía trên đầu.
    • HÃY ĐỂ ĐỒ ĐẠC CỦA MÌNH LẠI TRONG TRƯỜNG HỢP SƠ TÁN KHẨN CẤP
    Nhồi xóc
    Nhồi xóc đối với máy bay thường xảy ra mà không đoán trước được. Khi nhồi xóc mạnh xảy ra có thể làm bị thương cho trẻ em và cả người lớn không cài dây an toàn.
    • Nên cài dây an toàn trong toàn bộ thời gian bay, nhồi xóc thường không đoán trước được.
    • Kiểm tra chắc chắn rằng dây an toàn được cài chắc chắn và vắt chéo qua hông.
    • Trong những trường hợp tai nạn không nghiêm trọng, nhồi xóc máy bay là nguyên nhân chính gây ra thương tích cho khách bay và đoàn tiếp viên.
    • Hàng năm có khoảng 58 hành khách đi máy bay ở Hoa Kỳ bị thương do nhồi xóc khi họ không thắt dây an toàn.
    • Từ năm 1981 đến năm 1997 tại Hoa Kỳ đã có 342 báo cáo liên quan đến việc nhồi xóc máy bay. Trong các báo cáo có 3 trường hợp tử vong, 80 trường hợp bị thương nặng và 769 trường hợp bị thương nhẹ.
    • Có ít nhất 90% trường hợp rủi ro liên quan đến hành khách là do không mang dây an toàn khi tín hiệu báo mang dây an toàn đã được bật sáng.
    Chỗ ngồi an toàn cho trẻ em
    • Một số nhà trức trách khuyến cáo các hãng nên sử dụng ghế ngồi loại riêng cho trẻ em dưới 20 kg. Khi đi máy bay bạn nên hỏi nhân viên hãng hàng không về việc đặt chỗ ngồi cho trẻ em.
    • Trẻ em khi đi máy bay thường được giảm giá. Hãy hỏi hãng hàng không về giới hạn độ tuổi và mức giảm giá.
    • Hỏi hãng hàng không về giờ không khách nhất. Tránh những giờ này nếu có thể để có thể có chỗ trống bên cạnh trên máy bay. Trong những trường hợp máy bay còn chỗ, các hãng hàng không sắn sàng cung cấp cho bạn một ghế cạnh ghế của bạn.
    • Đặt chỗ của trẻ em ở ghế cạnh cửa sổ.
    • Tốt nhất không nên đặt chỗ của trẻ em cạnh lối đi trong máy bay.
    Hàng ghế ngồi trên đường thoát hiểm
    • Khi ngồi ở hàng nghế có đường thoát hiểm hoặc khẩn cấp bạn phải là người có thể di chuyển nhanh và có khả năng thực hiện các hành động khẩn cấp. Nếu không làm được như vậy, bạn nên yêu cầu một chỗ ngồi khác.
    • Hãy tự làm quen với những kỹ thuật di tản khẩn cấp được ghi trong những hướng dẫn về an toàn. Hãy hỏi những người phục vụ nếu thấy những hướng dẫn không rõ.
    Thông tin an toàn hành khách
    • Xem bảng hướng dẫn an toàn hành khách trước khi cất cánh và hạ cánh
    • Chú ý nghe những thông báo về an toàn
    • Phải xác định được cửa thoát hiểm phía trước và phía sau chỗ ngồi của mình. Xác định cửa trước hay cửa sau có khoảng cách gần hơn.
    • Xác định nơi đặt thiết bị phao nổi.
    • Hãy có kế hoạch hành động sẵn trong đầu trong trường hợp khẩn cấp.
    Điện thoại di động và Máy tính xách tay
    • Các hãng hàng không cấm không cho sử dụng điện thoại trên máy bay vì tín hiệu của điện thoại có thể làm nhiễu những thiết bị máy bay. Bạn cũng nên nhớ rằng đài và vô tuyến truyền hình xách tay cũng bị cấm.
    • Máy tính xách tay và những thiết bị điện tử cá nhân như trò chơi điện tử cầm tay và máy nghe băng hoặc CD cũng bị hạn chế sử dụng ở độ cao trên 3.000m với lý do bởi các thiết bị này có thể làm ảnh hưởng đến các trang thiết bị máy bay.
    Khi có lửa hoặc khói
    • Sử dụng khăn mặt hoặc khăn mùi xoa để lên trên mũi và miệng
    • Di chuyển nhanh rao khỏi khu vực có lửa hoặc khói
    • Cúi thấp xuống
    Sơ tán
    • ĐỂ ĐỒ ĐẠC CỦA MÌNH LẠI
    • Cúi thấp
    • Đi về cửa thoát hiểm phía trước hoặc phía sau phụ thuộc cửa nào gần hơn.
    • Đi theo đèn trên sàn để thoát ra.
    • Nhảy bằng chân xuống trước lên tấm trượt thoát hiểm. Không ngồi xuống tấm trượt. Đặt hai tay chéo trước ngực, . Tháo bỏ giày cao gót.
    • Thoát ra khỏi máy bay đến khu vực an toàn.
     KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC QUAY LẠI MÁY BAY ĐANG CHÁY
    Đọc thêm »
     

    Copyright © 2010 • PHONG VE TAN HOAN VU • Design by Vcupdesign